Trong phần cuối, RSCC chia sẻ những bài hát viết về nước Mỹ được đánh giá là hay nhất từ giữa thập niên 80 đến những năm đầu của thế kỷ 21.
“Living in America”, James Brown (1985)

Bất kỳ ai đã từng xem bộ phim Rocky IV thì sẽ không bao giờ quên bài hát này. Trong phim, Brown hát bài hát trong lúc vào võ đài của Apollo Creed, liên quan đến hình ảnh yêu nước của nhân vật. Năm 1987, bài hát đã được đề cử Giải thưởng Grammy ở hạng mục bài hát R&B hay nhất.
“R.O.C.K. in the U.S.A.”, John Cougar Mellencamp (1985)
Bài hát này là sự tôn vinh của Mellencamp đối với một số rocker vĩ đại của Mỹ từ những năm 1960 như Jackie Wilson, Martha Reeves và James Brown, đó là những người đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông và tiếp tục để lại ấn tượng lâu dài trong tác phẩm của ông.
“Fight the Power”, Public Enemy (1989)

Bài hát được sáng tác theo yêu cầu của đạo diễn phim Spike Lee, người đã tìm kiếm chủ đề âm nhạc cho bộ phim Do the Right Thing năm 1989. “Fight the Power” kết hợp nhiều yếu tố và ám chỉ khác nhau liên quan đến văn hóa người Mỹ gốc Phi, bao gồm cổ vũ dân quyền, các buổi lễ của nhà thờ da đen và âm nhạc của James Brown.
“Rockin’ in the Free World”, Neil Young (1989)

Đó là một trong những bản hit lớn nhất của Young, một biểu tượng của nước Mỹ tự do dù tốt hay xấu. Young đã viết bài hát trong chuyến lưu diễn với ban nhạc The Restless vào tháng 2/1989. Anh ấy cho biết khi chuyến lưu diễn đến Liên Xô sẽ không diễn ra theo kế hoạch và tay guitar Frank “Poncho” Sampedro đã nói “chúng ta sẽ phải tiếp tục chơi rockin “trong thế giới tự do”. Cụm từ này đã gây ấn tượng với Young với suy nghĩ đây có thể là câu kết trong một bài hát về “những điều đang xảy ra với Ayatollah và tất cả sự hỗn loạn này trên thế giới”.
“Banned in the U.S.A.”, 2 Live Crew (1990)
Bài rap này mang tính yêu nước và nói về quyền tự do ngôn luận và người Mỹ có đủ điều kiện để thể hiện nó.
“American Idiot”, Green Day (2004)

Đây được coi là một tuyên ngôn từ nhân vật chính của câu chuyện – Jesus Of Suburbia, giống với Pink của The Wall. Ca khúc ghi lại những sự kiện của giới truyền thông với cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ. Giới truyền thông đã đem đến những cái nhìn sai lệch về chính phủ cùng những sự kiện đang xảy ra trền toàn thế giới. Và thật may mắn Jesus of Suburbia đã nhận ra điều ấy.
“Empire State of Mind”, Jay-Z ft Alicia Key (2009)

Bài hát là một bản hip hop đề cập đến niềm hi vọng trong cuộc sống, và sử dụng hình ảnh lẫn nét đặc trưng từ những địa điểm khác nhau ở New York cũng như cuộc sống hằng ngày của những cư dân tại đây để mô tả bản chất của thành phố.
“Party in the U.S.A.”, Miley Cyrus (2009)

“Party in the U.S.A.” là một bản dance-pop mang nội dung đề cập đến cuộc sống mới của một cô gái từ Nashville, Tennessee đến Hollywood, California.
(Tổng hợp)